Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Tâm lý của trẻ 24 - 36 tháng

Người ta thường nói "tâm hồn trẻ lên ba, tài người già trăm tuổi" câu nói ấy đã phần nào thể hiện sự đa dạng về tâm lý của trẻ em 2 đến 3 tuổi.




Thú tò mò tìm hiểu thế giới bên ngoài

Sức cuốn hút chính ở trẻ vẫn là sự thích thú các vật nhỏ bé. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trẻ luôn tò mò muốn tìm hiểu khám phá tính chất của sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện tập các kỹ năng đơn giản. Lúc lên 3, trẻ có thể tổng hợp được tính chất các vật thể mà nó đã nắm được, đồng thời bắt đầu biết dùng các vật thể đó làm các trò chơi theo trí tưởng tượng của trẻ.

Ngoài đồ chơi và các vật dụng gia đình thường dùng ra, các vật chất ở xung quanh môi trường vẫn tiếp tục gây nên sự chú ý của trẻ. Đặc điểm lúc này là thích thú cái mới cái thay đổi tăng lên, ví như hàng ngày nó chăm chú nhìn sự vật mới phát sinh ngoài cửa sổ, chú ý người lớn làm…

Trẻ giai đoạn này thích nghịch nước, nó có thể nghịch nước với nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, trẻ thích chơi bong như ném hoặc đá bong, sau đó lại nhặt lên, làm như vậy trẻ sẽ tăng năng lực hoạt động lên.

Trẻ 2-3 tuổi giảm dần giao tiếp phi xã hội

Trẻ từ 1 tuổi bắt đầu "chủ động" giao tiếp với người lớn và có kinh nghiệm dần, đến 2 tuổi, kinh nghiệm giao tiếp có tính xã hội tăng lên 20%, và khi 3 tuổi tăng lên tới 30%, và giao tiếp phi xã hội giảm dần theo tỉ lệ thuận. Tuy vậy, tính tò mò tìm hiểu tính chất của vật thể và luyện tập những kĩ năng đơn giản vẫn chiếm phần lớn thời gian trẻ thức.

Trẻ từ 3 tuổi trở đi thì hành vi tò mò chăm chú nhìn vào vật giảm xuống, do ở thời kỳ này năng lực nói của trẻ tăng lên, trẻ qua nhìn và nghe người khác sẽ thu nhận được thông tin. Có thể nghe người lớn nói cũng có thể nghe lời nói qua đài và tivi.

Tình yêu của trẻ với người chăm sóc có hình thái mới

Trẻ mong được người lớn khen ngợi, âu yếm, rất sợ người lớn không bằng lòng. Ở trẻ cũng xuất hiện tình cảm xấu hổ khi bị chê trách.

Trẻ 2 tuổi thích chơi đồ chơi như búp bê, các con vật, kèn, đồ chơi tự di động…

Ở tuổi lên 3, tự ý thức xuất hiện

Đây là dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Trẻ nhận ra mình theo các dấu hiệu bên ngoài. Trẻ có thể hiểu được mình có thể làm việc này hay việc khác. Trẻ có thể nhận xét về mình (thông qua nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong truyện). Trẻ tự ý thức hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tai, tương lai.

Có thể xuất hiện "khủng hoảng tuổi lên ba"

Nguyên nhân của khủng hoảng này là trẻ có nhu cầu độc lập do phát triển ý thức bản ngã, tự ý thức nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể còn non nớt và đặc biệt là người lớn thường cấm đoán nên nhu cầu độc lập của trẻ không được thỏa mãn. Trẻ thường biểu hiện "bướng" và có tính chống đối. Vì vậy, cha mẹ không nên cấm đoán, hạn chế tính độc lập, tự do của trẻ, để cho trẻ được thử làm những việc vừa sức. Trong những trường hợp quá sức, nên giải thích nhẹ nhàng, dễ hiểu cho trẻ.

Ở giai đoạn này, bằng việc tìm hiểu cơ thể mình, hay chơi với búp bê, trẻ bắt đầu quan tâm đến những đặc điểm về giới tính. Trẻ sẽ có xu hướng bắt chước, tập nhiễm các hành vi định hướng giới, ví dụ như con gái thích mặc điệu như mẹ, thích chơi búp bê, con trai học theo phong cách của cha.


Sinh nhat em be





Vui den truong





Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010

Đặc điểm Tâm lý của trẻ 12-18 tháng

Tâm lý của trẻ trên 1 tuổi có những biến chuyển lớn. Sự xuất hiện của “cái tôi” khiến trẻ trở nên độc lập. Trẻ đã biết tận dụng ưu thế của mình để đòi hỏi người khác phải thỏa mãn các yêu cầu của nó.
Tính ích kỷ là đặc trưng tâm lý của trẻ lứa tuổi 12-18 tháng.


Những thích thú đặc biệt của trẻ 12-18 tháng tuổi:


Biết yêu và muốn được yêu:
Ở độ tuổi 12-18 tháng, trẻ bắt đầu có tình yêu với mẹ (hoặc người nuôi dưỡng chính như bà, cô trông trẻ). Tình yêu đó mạnh hơn rất nhiều thứ tình cảm mà trẻ dành cho đồ chơi. Bé rất thích được gần gũi mẹ, lúc nào cũng muốn mẹ yêu thương chăm sóc, chú ý đến.

"Cái đuôi" thích bắt chước:
Sự khao khát được mẹ luôn quan tâm khiến nỗi lo sợ bị tách mẹ lên đến đỉnh điểm. Bé luôn muốn kéo dài thời gian bên mẹ bằng cách trở thành “cái đuôi”, luẩn quẩn cả ngày bên mẹ mà không chán. Nếu bạn rời khỏi bé hoặc rời khỏi chỗ bé đang chơi, bé sẽ khóc lóc và đi tìm bạn ngay lập tức.
Tuy biết được phần nào đúng, sai, song tính tự kiềm chế của trẻ yếu nên bé vẫn bắt chước lời nói, hành vi không đúng của người lớn. Vì vậy, việc người lớn tự “chuẩn hóa bản thân” chính là cách giáo dục tốt nhất đối với trẻ ở lứa tuổi này.


Thích tự do:
Ở lứa tuổi 12-18 tháng , khi đã có thể tự di chuyển, trẻ bắt đầu đi lung tung, thích chơi hoặc làm những gì mà nó thích. Trẻ sẽ thể hiện sự độc lập bằng việc thích chơi một mình. Thời gian chơi độc lập và liên tục ở trẻ 1 tuổi là khoảng 30 phút.
Ích kỉ:
Vì biết mình là “trung tâm” và chưa có khái niệm chia sẻ, con bạn sẽ trở nên rất ích kỷ. Bạn sẽ thấy con mình giữ khư khư đồ chơi trong tay, không cho bạn khác đụng vào. Thấy bạn khác đụng vào bất cứ thứ gì trong nhà mình, bé cũng gạt tay bạn ra. Nếu mẹ hay người thân bế em bé khác, bé sẽ ghen tị, đòi bế, thậm chí đánh em bé kia.

Thích giao lưu:
Trẻ thực sự có hứng thú thiết lập quan hệ với các trẻ em khác, đặc biệt với các bạn cùng tuổi. Ở tháng 18, trẻ đã có thể “chơi” với bạn thông qua lời nói, tương tác... Tuy nhiên, đôi khi trẻ không biết làm thế nào để “chơi” được với bạn nên có thể chúng chỉ nhìn nhau, hoặc có trẻ lai chọc hoặc đẩy thậm chí đánh bạn. Khi thấy con đánh bạn, bạn đừng vội nghĩ con mình không ngoan, hay nặng lời mắng bé. Lúc này bạn chỉ nên ngăn cản bé, và giải thích nhẹ nhàng. Sau đó bạn tạo nhiều cơ hội cho bé gặp bạn cùng lứa. Trẻ càng có cơ hội tương tác trong nhóm bạn, trẻ càng sớm phát triển các kỹ năng xã hội.